Trong những thập kỷ qua, bao bì thực phẩm và nước giải khát đóng một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên đây cũng là một vấn đề nan giải của thế giới. Trong đó, rác thải nhựa đang là gánh nặng nghiêm trọng đối với môi trường.
Việt Nam hiện đang là một trong 5 quốc gia có xả thải rác nhựa nhiều nhất trên thế giới.
Coca-Cola đã tiên phong trong ngành hàng giải khát bằng tuyên bố về một mục tiêu táo bạo và đầy tham vọng: Đến năm 2030, mỗi một chai/ lon sản phẩm bán ra sẽ được
Các sáng kiến mà
KHÔNG XẢ THẢI RA THIÊN NHIÊN (Zero Waste to Nature)
Coca-Cola hiện đang phối hợp với các đối tác bao gồm VCCE, Dow và Unilever phát động sáng kiến “Không xả thải ra thiên nhiên” và xây dựng một mô hình thử nghiệm về việc tái chế nhựa tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, bao gồm:
• Phát triển chuỗi giá trị theo định hướng kinh tế tuần hoàn cũng như kiến nghị chính sách để tạo điều kiện cho việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
• Gia tăng nhận thức của cộng đồng về vấn đề rác thải nhựa.
• Tìm kiếm các giải pháp tái chế nhựa hiệu quả và giải quyết các vấn đề phát sinh từ chất thải nhựa.
• Xây dựng và hình thành thói quen quản lý chất thải một cách có trách nhiệm cho xã hội, cộng đồng.
SÁNG KIẾN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TÁI CHẾ RÁC THẢI NHỰA (Fostering Creativity For Recycling Awareness)
Coca-Cola hiện đang hợp tác với UNESCO để thực hiện dự án mang tên “Sáng kiến nâng cao nhận thức về tái chế rác thải nhựa”. Dự án sẽ bắt đầu thực hiện giai đoạn thử nghiệm tại Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm và những khu vực xung quanh phố cổ Hội An – Thành phố đã được UNESCO công nhận là Di tích Văn hóa thế giới năm 1999.
Các mục tiêu của giai đoạn thử nghiệm bao gồm:
• Đến năm 2010, hướng đến việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và chuyển nhận thức này thành các hoạt động thu thập, tái sử dụng và tái chế nhựa và các chất thải rắn một cách sáng tạo.
• Tạo ra mạng lưới thay đổi tiên phong để thu gom và xử lý các chất thải tái chế, bao gồm các hoạt động thảo luận, thực hành thu gom rác tại các cộng đồng địa phương, làm sạch biển, các buổi hội thảo giáo dục…
• Các trung tâm hoạt động cộng đồng EKOCENTER sẽ được sử dụng làm cơ sở để mở rộng chương trình này tại các địa phương sau giai đoạn thử nghiệm tại phố cổ Hội An.
MẠNG LƯỚI HÀNH ĐỘNG VÌ RÁC THẢI NHỰA (Plastic Action Network)
Coca-Cola hiện đang hợp tác chặt chẽ với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Xanh (GreenHub) để thiết lập một mạng lưới hành động vì rác thải nhựa vững mạnh. Chương trình này được triển khai thực hiện thông qua các chiến lược Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế nhựa tại thành phố Hạ Long và Vịnh Hạ Long, bao gồm các hoạt động:
• Thiết lập mạng lưới hành động về hành động và sử dụng nhựa một cách bền vững và hiệu quả.
• Thúc đẩy việc thực hiện và ứng dụng các giải pháp công nghệ và kinh doanh tiên tiến về hành động và sử dụng nhựa.
• Hỗ trợ các thực hành về phân loại, tái sử dụng và tái chế nhựa một cách hiệu quả, an toàn
• Tăng cường vận động và hướng dẫn thực hành cho cộng đồng.
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TẠI CÁC EKOCENTER ĐỊA PHƯƠNG
Coca-Cola Việt Nam hợp tác với Hội đồng Anh (British Counsel) để tăng cường các chương trình kết nối với cộng đồng, bao gồm:
• Chương trình giáo dục cộng đồng tập trung vào chủ đề tái chế và quản lý chất thải nhựa.
• Quản lý chất thải nhựa cho học sinh trung học và người dân địa phương. Điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức, thực hiện, giải quyết các vấn đề, phát triển và thực hiện các dự án kinh doanh.
• Các hoạt động khác bao gồm: Thành lập các nhóm Lãnh đạo Xã hội tích cực nhằm phổ biến kiến thức và đào tạo về quản lý chất thải nhựa cho cộng đồng, trung tâm ý tưởng, và các cuộc thi để thúc đẩy sự sáng tạo về các sáng kiến quản lý chất thải nhựa.
• Ngày hội Xanh và các chương trình giáo dục địa phương:
• Hội thảo giáo dục và các hoạt động sáng tạo đã được tổ chức cho sinh viên tại EKOCENTER để tạo ra những đồ dùng hữu ích bằng cách tái chế chai, lon.
Các sáng kiến này sẽ được tiếp tục triển khai thực hiện tại các EKOCENTER khác ở Việt Nam trong nửa cuối năm 2018 sau chương trình tại EKOCENTER Hà Nội. Bên cạnh đó, thông qua chuỗi các Lễ hội ẩm thực
Dự kiến trong tháng 9/ 2018, một sân chơi từ chai nhựa tái chế sẽ được lắp đặt tại Nhà văn hóa thôn Hạ Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội. Sân chơi này nằm trong dự án "Hành trình thứ hai của chai nhựa", được Trung tâm sức khỏe gia đình và phát triển cộng đồng CFC Việt Nam phối hợp cùng
SỬ DỤNG NHỰA TÁI CHẾ (rPET Bottles)
Bên cạnh các dự án xã hội, thông qua hoạt động Nghiên cứu & Phát triển,
•
• Hiện
Bằng cách nỗ lực thực hiện các hoạt động khác nhau trong quản lý chất thải và bảo vệ môi trường, chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện các cam kết của mình và đóng góp vào hành trình đạt được mục tiêu toàn cầu của mình về “Một Thế Giới Không Rác Thải”. Vì điều này hoàn toàn khả thi!
Xem thêm
- Doanh nghiệp FDI trên hành trình phát triển nền kinh tế tuần hoàn
-
Chuyện lạ ở
Coca-Cola : Cắt giảm hoạt động quảng cáo vì Covid-19 nhưng không ngừng tập trung đầu tư chống rác thải - Coca-Cola: Top 2 doanh nghiệp bền vững lĩnh vực sản xuất công nghiệp Việt Nam 2019
- Coca-Cola và PRO Vietnam hợp tác với Bộ Tài Nguyên và Môi Trường “Vì một Việt Nam Xanh, Sạch, Đẹp”
-
Tạo giá trị tích cực cho cộng đồng và xã hội, sáng kiến EKOCENTER của
Coca-Cola được vinh danh tại giải thưởng Én Xanh 2019
Coca-Cola trên mạng xã hội