Đồng Tháp, Việt Nam, ngày 26 tháng 1 năm 2018 – Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Công ty TNHH nước giải khát
Bắt nguồn từ ý tưởng trữ nước trong các “túi má khỉ” do
Trong những năm gần đây, vùng Đồng bằng ngày càng dễ bị tổn thương trước tác động của hạn hán, lũ lụt kết hợp với nước biển dâng khiến cho tình trạng nhiễm mặn gia tăng. Các tác động này càng trở nên nghiêm trọng do việc can thiệp bằng các giải pháp công trình để kiểm soát lũ như xây đê, kè, và các cống xả phục vụ cho thâm canh không bền vững lúa vụ ba.
Dự án này sẽ tập trung đào tạo và hỗ trợ nông dân tại ba tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long là Đồng Tháp, Long An và An Giang áp dụng mô hình sinh kế dựa vào lũ với ít rủi ro hơn nhưng đem lại nguồn tài chính ổn định, tạo sinh kế thay thế cho mô hình thâm canh lúa vụ ba không bền vững. Kết quả của dự án sẽ được nhân rộng ra các tỉnh khác thuộc Đồng bằng thông qua việc lồng ghép cách tiếp cận của dự án vào các quy hoạch sử dụng đất và nước của các tỉnh, hỗ trợ Chiến lược trữ nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và lồng ghép vào những sáng kiến khác nhằm đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu.
“Trước những tác động tiêu cực tại vùng đồng bằng sông Cửu Long do biến đổi khí hậu gây ra, đã đến lúc cả doanh nghiệp và nhà nước cần phải bắt tay nhau để cùng làm những việc có thể để hỗ trợ cộng đồng tại khu vực này.” Ông Sanket Ray, Tổng giám đốc
Đồng Tháp, Long An, và An Giang sẽ là những tỉnh thí điểm của dự án. Dự án sẽ tập trung vào khoảng 450 héc-ta nhằm hỗ trợ mô hình sinh kế dựa vào lũ, bảo tồn và khôi phục khoảng 6,7 triệu m³ trữ lượng nước/năm. Dự kiến khi mô hình này được nhân rộng sẽ góp phần khôi phục khoảng 4 tỷ m³ trữ lượng nước đã bị mất trong vòng một thập kỷ từ 2000 đến 2011.
“Thực hiện ý tưởng trữ lũ là một công việc phức tạp liên quan đến nhiều thành phần và ban nghành. Mô hình sinh kế dựa vào lũ chỉ giải quyết một khía cạnh của các thách thức, nhưng lại là một trong những thành tố quan trọng nhất bởi lẽ nó liên quan trực tiếp đến các đối tượng bị tổn thương nhất, đó là những người nông dân mà đất của họ được xác định là vùng trữ lũ. Sự tham gia của họ trong việc phát triển chiến lược trữ lũ là vô cùng quan trọng đối với sự thành công của ý tưởng này,” Ông Andrew Wyatt, Giám đốc Phụ trách Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của IUCN chia sẻ. “Nếu dự án có thể đưa ra các giải pháp đối với các thách thức về kỹ thuật và thị trường, thì người nông dân có thể được hưởng lợi từ lũ. Cách tiếp cận dựa vào thiên nhiên để giải quyết các vấn đề của biến đổi khí hậu, và giải pháp nông nghiệp dựa vào lũ là một trong các giải pháp dựa vào thiên nhiên hiện đang là định hướng chính của Chính phủ được thể hiện trong Nghị quyết 120. IUCN tin tưởng rằng các giải pháp dựa vào thiên nhiên sẽ hỗ trợ Chính phủ giảm bớt gánh nặng ngân sách và nợ công do không nhất thiết phải xây thêm các đê cao hơn.”
Bên cạnh ý tưởng này,
Mục tiêu phát triển bền vững của
Liên hệ báo chí:
Nguyễn Thùy Anh
Cán bộ truyền thông IUCN
IUCN Việt Nam
Phone: +84916451166
E-mail: thuyanh.NGUYEN@iucn.org
Vũ Thanh Trúc
Giám đốc Phụ trách Quan hệ Công chúng và Bền vững
Coca-Cola Việt Nam
Phone: +84918872279
Email: vu@coca-cola.com
Thông tin về Tập đoàn
Tập đoàn
Thông tin về
Coca-Cola là một trong những thương hiệu quốc tế nổi tiếng nhất tại Việt Nam.
Giới thiệu về IUCN
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới là một tổ chức bao gồm các thành viên là các tổ chức Chính phủ và xã hội dân sự. Kinh nghiệm hoạt động và nguồn lực của IUCN được lớn mạnh hơn nhờ 1.300 tổ chức thành viên và bởi sự đóng góp của hơn 16,000 chuyên gia. IUCN là một tổ chức toàn cầu hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên đồng thời đưa ra các giải pháp để bảo vệ giá trị của thiên nhiên. www.iucn.org
Giới thiệu về IUCN Việt Nam
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) là một trong những tổ chức quốc tế bảo tồn đầu tiên có mặt tại Việt Nam từ giữa những năm 1980. Năm 1993, Chính phủ Việt Nam trở thành quốc gia thành viên của IUCN và văn phòng đại diện IUCN tại Hà Nội được thành lập vào cùng năm. Từ đó đến nay, IUCN đã có những đóng góp quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường, chủ yếu thông qua hỗ trợ xây dựng luật và chính sách như Kế hoạch Hành động Đa dạng Sinh học Quốc gia (1995), Kế hoạch Phát triển Môi trường và Bền vững Quốc gia (1991-2000), Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (2004), Luật Bảo vệ Môi trường (2005), và Luật Đa dạng Sinh học (2008),..
Chương trình hiện tại của IUCN Việt Nam tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực là: nước/đất ngập nước và biển/vùng bờ. Các hoạt động bao gồm việc thành lập các nhóm công tác hoặc ban cố vấn với nhiều thành phần tham gia giám sát các hoạt động dự án; hỗ trợ các tổ chức phi Chính phủ thông qua cơ chế tài trợ quỹ dự án nhỏ; thí điểm các dự án và mô hình mới cải tiến; cải thiện chất lượng truyền thông môi trường; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường; và hợp tác cùng với các cơ quan Chính phủ để trình diễn lợi ích của các giải pháp dựa vào thiên nhiên nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. IUCN hiện là Cơ quan Thực hiện cấp Vùng của Quỹ đối tác các Hệ sinh thái Trọng yếu (CEPF) tại Điểm nóng Indo-Burma. Để biết thêm thông tin về hoạt động IUCN Việt Nam, xin vui lòng truy cập website: www.iucn.org/vietnam
Xem thêm
- Lễ ký kết thành lập liên minh tái chế bao bì Việt Nam - PRO Việt Nam
- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết cần kiểm định thêm về trường hợp nước đóng chai bị cáo buộc nhiễm sợi nhựa siêu nhỏ
- Coca-Cola khánh thành trung tâm EKOCENTER tại Huế
- Coca-Cola được vinh danh Top 2 tại Lễ công bố Doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2018
- Coca-Cola đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế Việt Nam bền vững
Coca-Cola trên mạng xã hội